Trang chủ / Công tác ván khuôn, cốt thép và cọc

Công tác ván khuôn, cốt thép và cọc

Công tác ván khuôn

– Khối lượng ván khuôn được đo bóc, phân loại riêng theo yêu cầu thiết kế, chất liệu sử dụng làm ván khuôn (thép, gỗ, gỗ dán phủ phin…)

– Khối lượng ván khuôn được đo bóc theo bề mặt tiếp xúc giữa ván khuôn và bê tông (kể cả các phần ván khuôn nhô ra theo tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chỉ dẫn) và phải trừ các khe co giãn, các lỗ rỗng trên bể mặt kết cấu có diện tích > lm2, chỗ giao nhau giữa móng và dầm, cột với tường, dầm với dầm, dầm với cột, dầm và cột với sàn, đầu tấm đan ngàm tường… được tính một lần.

– Đối với khối lượng ván khuôn tấm lớn (kích thước 1,5mx2m) khi thi công theo yêu cầu kỹ thuật không phải trừ diện tích ván khuôn của lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông.

Ghi chú:

– Công việc sản xuất, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn (gồm ván khuôn gỗ và ván khuôn kim loại) được tính cho 1m2 diện tích mặt bê tông từng loại kết cấu cần sử dụng ván khuôn. Ván khuôn một số công tác trượt silô, lồng thang máy, ván khuôn hầm, ván khuôn dầm cầu đúc hẫng được định mức cho công tác sản xuất, lắp dựng lần đầu và di chuyến cho 1 lần tiếp theo.

– Nếu trên bể mặt kết cấu bê tông có diện tích chỗ rỗng < 1m2 sẽ không phải trừ đi diện tích ván khuôn và không được tính thêm ván khuôn cho bể mặt thành, gờ xung quanh chỗ rỗng.

– Đối với ván khuôn một số loại kết cấu (xà, dầm, sàn, mái…) khi tính toán cho công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, nếu chiều cao chống ván khuôn vượt khẩu độ (thông tầng) thì căn cứ vào yêu cầu thiết kế và điều kiện thi công cụ thể để tính khối lượng vật liệu (gỗ chống, giằng néo, đinh) và nhân công cho phù hợp.

Công tác cốt thép

– Khối lượng cốt thép phải được đo bóc, phân loại theo loại thép (thép thường và thép dự ứng lực, thép trơn, thép vằn), mác thép, nhóm thép, đường kính cốt thép theo chi tiết bộ phận kết cấu (móng, cột, tường…) và điều kiện thi công. Một số công tác cốt thép đặc biệt còn phải được đo bóc, phân loại theo chiều cao cấu kiện.

– Khối lượng cốt thép được đo bóc bao gồm khối lượng cốt thép, mối nối chổng, nối ren, nối ống, con kê, miếng đệm, bu lông liên kết và khối lượng cốt thép biện pháp thi công (như thép chống giữa 2 lóp cốt thép…), nếu có.

– Các thông tin cường độ tiêu chuẩn, hình dạng bề mặt và các đặc điểm về nhận dạng khác cần được ghi rõ trong Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình.

Ghi chú:

Công tác sản xuất, lắp dựng cốt thép được định mức cho 1 tấn cốt thép đã bao gồm hao hụt thép ở khâu thi công, chưa bao gồm thép nối chồng, thép chống giữa các lớp cốt thép, thép chờ và các kết cấu thép phi tiêu chuẩn chôn sẵn trong bê tông.

Công tác cọc

– Khối lượng cọc phải được đo bóc, phân loại theo loại vật liệu chế tạo cọc (cọc tre, gỗ, bê tông cốt thép, thép), kích thước cọc (chiều dài mỗi cọc, đường kính, tiết diện), phương pháp nối cọc, độ sâu đóng cọc, cấp đất đá, điều kiện thi công (trên cạn, dưới nước, môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mận) và biện pháp thi công (thủ công, thi công bằng máy).

– Khối lượng cọc sau khi đo bóc còn được bổ sung khối lượng cắt, phá dỡ đầu cọc, bốc xúc, vận chuyển phế thải sau khi cắt, phá dỡ, nếu có.

– Các thông tin liên quan đến công tác hạ cọc như các yêu cầu cần thiết khi đóng cọc cần được ghi rõ trong bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình.

Đối với cọc khoan nhồi, kết cấu cọc Barrete hay cọc bê tông cốt thép đúc sẵn tại hiện trường, việc đo bóc khối lượng công tác bê tông, cốt thép cọc như hướng dẫn về khối lượng công tác bê tông (mục 3) và cốt thép ( mục 5) nói trên.

.
.
.
.