Ván ép phủ Film (Film Faced Plywood, WBP Film Faced Plywood): Đây là hàng công nghệ mới, dùng trong các công trình xây dựng cao cấp. Bề mặt phủ một lớp Film màu đen hoặc nâu, các lớp ruột được dán với nhau bằng keo chịu nước trong quá trình ép nhiệt.
Ván ép cốp-pha, có các tên thường gọi khác trong cộng đồng xây dựng như ván đen, ván phim, ván coffa phim. v.v..
Công dụng: làm cốp-pha đổ bê-tông
Khi cắt ván để đúc cột hoặc đà, nước thấm vào có làm hư ván hay không là do keo. Nếu nhà sản xuất không dùng 100% keo Phenolic, các lớp gỗ sẽ bong ra sau 2-3 lần đổ bê-tông.
A. GIỚI THIỆU CHUNG
Tên tiếng Anh: Film Faced Plywood, WBP Film Faced Plywood, Formwork Plywood, Concrete Plywood
Tên tiếng Việt: Ván ép cốp-pha
Tên khác: không
Là loại ván ép chịu nước chuyên dùng làm cốp-pha trong ngành xây dựng.
B. PHÂN LOẠI
Có 2 loại chính:
1. Ván ép phủ Film (Film Faced Plywood, WBP Film Faced Plywood): Đây là hàng công nghệ mới, dùng trong các công trình xây dựng cao cấp. Bề mặt phủ một lớp Film màu đen hoặc nâu, các lớp ruột được dán với nhau bằng keo chịu nước trong quá trình ép nhiệt.
Ưu điểm
Nhẹ, dễ lắp đặt, tháo dỡ
Láng, không cần tô sau khi đổ bê-tông
Tái sử dụng nhiều lần
Kích thước chung :
Dày: 12-15-18mm
Rộng x Dài: 1220mm x 2440mm
Ván ép phủ phim được cắt ra
Các yếu tố chính quyết định chất lượng ván ép phủ Film:
1. Keo: đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định ván có chịu được nước trong quá trình xây dựng hay không.
Có 3 loại chính:
Phenolic : chịu được nước sôi ít nhất 12 giờ. Lực liên kết giữa các lớp gỗ tốt.
Melamine : chịu được nước sôi trong 4 giờ
MR (Urea formaldehyde) : Rất ít khi sử dụng nguyên chất mà thường trộn với Melamine theo tỷ lệ như sau:
12 % Melamine và 88% MR
15% Melamine và 85% MR
Loại này khá phổ biến ở thị trường Việt Nam.
Khi cắt tấm ván để đúc cột hoặc đà, nước thấm vào có làm hư ván hay không là do keo. Nếu nhà sản xuất không dùng 100% keo Phenolic, các lớp gỗ sẽ bong ra sau 2-3 lần đổ bê-tông.
2. Ruột ván & ép nhiệt: đây là yếu tố quyết định độ bền và khả năng chịu lực.
Có 3 loại nguyên liệu chính để làm ruột: gỗ cứng nhiệt đới, sơ dừa và Bạch Dương. Hai loại gỗ cứng nhiệt đới và sơ dừa giá rất cao, không phổ biến tại Việt Nam.
Chất lượng ruột có 3 loại:
Loại A: nối tối đa 4 tấm theo chiều dài. Gỗ sấy trong 20 phút, ép nhiệt 30 phút, chịu lực tốt, ít bị rỗng ruột (bộng).
Loại B: nối tối đa 8 tấm theo chiều dài. Gỗ sấy trong 10 phút, ép nhiệt 10 phút.
Loại C: không giới hạn mối nối. Gỗ sấy trong 10 phút, ép nhiệt 10 phút, ruột có rất nhiều lổ rỗng.
Quá trình sấy và ép nhiệt vừa tăng độ kết dính của keo vừa tăng độ chịu lực của tấm ván.
Lực ép ruột ván : tối thiểu 120 tấn/m.
Hai mặt ván phải được chà bằng giấy nhám 240 trước khi phủ Film.
3. Film: là màng nhựa mỏng tạo độ láng, hạn chế trầy xước mặt ván, trước khi phủ lên ván qua quá trình ép nhiệt phải giữ trong kho lạnh.
Có 2 màu:
Film nâu : chủ yếu được nhập khẩu từ Phần Lan. Đây là nước xuất khẩu Film dùng làm cốp-pha hàng đầu thế giới.
Film đen : trên thị trường chủ yếu dùng Film đen sản xuất tại Trung Quốc.
Chất lượng Film nâu và Film đen khác nhau, do đó ảnh hưởng đến chất lượng mặt ván.
CÁCH THỬ CHẤT LƯỢNG VÁN ÉP PHỦ FILM:
Nếu để nguyên tấm ván, ta khó có thể phân biệt chất lượng bằng mắt thường. Bên cạnh kiểm định bằng những phương tiện hiện đại, cách đơn giản để kiểm tra chất lượng ván ép là:
Kiểm tra chất lượng ruột : xẻ tấm ván, nếu thấy có nhiều lổ rỗng thì ruột là loại B hoặc C
Kiểm tra chất lượng keo : Luộc trong nước sôi 5 giờ. Nếu các lớp gỗ và Film bong ra thì keo không phải là keo Phenolic
Phân biệt gỗ cứng và gỗ mềm: Nếu ván được làm bằng gỗ cứng sẽ có những thông số như sau:
Tỷ trọng 550kg/m3
Trọng lượng tấm ván dày 18mm > 38kg
Trọng lượng tấm ván dày 15mm > 34kg
Trọng lượng tấm ván dày 12mm > 28 kg
BẢO QUẢN CỐP PHA PHỦ FILM
Không để cốp pha trượt hoặc rơi từ trên cao xuống
Làm khô bề mặt cốp pha trước khi cất
Để cốp pha nằm trên bề mặt sàn
Làm sạch cả 2 mặt cốp pha sau khi sử dụng
Tra dầu sau 3-4 lần sử dụng.
Trét vữa (putty) vào các lỗ đinh.
Những sản phẩm mà công ty chúng tôi đang cung cấp trên thị trường hiện nay là:
– Gỗ Ghép Cao Su
– Gỗ Ghép Phủ Veneer
– Gỗ Ghép Quế
– Gỗ Ghép Tạp
– Gỗ Ghép Tràm
– Gỗ Ghép Xoan Mộc
– MDF Nhập Ngoại
– MDF Phủ Veneer
– MDF Trơn
– MDF Việt Nam
– Okal Chổng Ẩm
– Okal Phủ Giấy Vân Gỗ
– Okal Phủ Melamine(MFC)
– Okal Phủ Veneer
– Okal Trơn
– Ván Coffa Phủ Phim Nâu
– Ván Coffa Phủ Phim Đen
– Ván Coffa Tre Phủ Phim
– Ván Coffa Đỏ
– Ván Ép Chịu Nước
– Ván Ép Nhập Khẩu
– Ván Ép Thông Dụng
– Ván ép làm pallet
– Ván ép phủ keo trong
– Ván ép làm bao bì
– Nội thất Laminate
– Laminate formica