Những điều thú vị trong bóc tách công trình mà nhiều người có thể chưa để ý
1, Bóc phần bê tông không trừ thép hay dây buộc chiếm chỗ
Điều này nhiều người biết nhưng cũng có những người không biết quy ước ở đâu. Xin thưa được quy định tại mục 3.3 phần II trong Quyết định 788/2010/BXD về việc công bố hướng dẫn việc đo bóc khối lượng công trình.
Tuy nhiên khi lập hồ sơ thanh quyết toán mọi người cũng cần chú ý: Vì là không trừ thép chiếm chỗ nên nhiều khi khối lượng vữa bê tông trong thực tế dùng ít hơn rất nhiều, ví dụ: 1000m3 bê tông đáng ra phải dùng hết 1015m3 khối vữa (đổ bằng bơm), tuy nhiên thực tế đi mua vữa chỉ mua có 990m3 chẳng hạn. Điều này ko ổn nếu bạn xuất trình hóa đơn chứng từ khi quyết toán, nguyên tắc hóa đơn vẫn phải ghi đủ 1015m3.
2, Bóc bê tông phải trừ đi các khe co giãn, lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có thể tích > 0,1m3.
Điều này cũng quy định tại Mục 3.3 phần II – QĐ788 – BXD
Mọi người đọc câu này có thể sẽ suy nghĩ ngay: với khối lượng các khe, lỗ trên bề mặt có thể tích <= 0,1m3 thì không phải trừ. Tuy nhiên không hẳn như thế, điều này có nghĩa bạn không trừ thì cũng không sai, nhưng nếu Chủ đầu tư yêu cầu phải trừ đi thì vẫn trừ bình thường. Vì chỉ nói phải trừ khi thể tích >0,1m3 chứ không nói là <0,1m3 thì “không trừ” như trường hợp thép như trên .
3, Bóc cốp pha phải trừ đi đi các phải trừ các khe co giãn, các lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có diện tích > 1m2
Điều này quy định tại Mục 3.4 phần II – QĐ788 – BXD
Nhiều bạn có thể nghĩ dưới 1m2 không phải trừ, tuy nhiên cũng như trường hợp bóc bê tông thì việc dưới 1m2 Chủ đầu tư vẫn có thể yêu cầu nhà thầu trừ là bình thường. Nhưng xin lưu ý: không trừ thì không tính cốp pha thành, nhưng đã trừ thì lại phải tính cốp pha thành.
Tương tự ở mục 3.10- Phần II cũng quy định với công tác hoàn thiện, nếu các khe co giãn hay lỗ rỗng có diện tích bề mặt >0,5m2 thì phải trừ. Nếu <=0,5m2 thì bạn có thể trừ hoặc không trừ vào bản tính toán
4, Bóc cốp pha cột, cọc vuông BTCT đúc sẵn tính 2 mặt hay 3 mặt?
Có một số đơn vị kiểm toán khi kiểm tra việc bóc tách công tác ván khuôn cột hay cọc btct đúc sẵn thường tính chỉ có hai mặt, họ lý luận, do định nghĩa, diện tích ván khuôn là phần diện tích ván có tiếp xúc với bê tông (quy định tại QĐ 788-BXD). Tuy nhiên việc này là không đúng, nếu như chỉ tính hai mặt thì nhà thầu cần được tính chi phí để làm bãi đúc, tức muốn đúc được cọc thì cần phải có bãi đúc và đó là một phần chi phí để có được cọc bê tông. Như vậy tính ván khuôn cột, cọc vuôn BTCT 3 mặt là phù hợp.
5, Bóc tách không chia chiều cao công trình
Trước đây, khi bóc tách người ta đã chia chiều cao công trình thành các mức <4m, từ 4-16m, từ 16-50m và >50m để bóc các công việc. Thực ra việc này không đúng. Chiều cao quy định trong Định mức được Viện kinh tế Bộ xây dựng xác nhận là chiều cao công trình, và khi bóc tách, nếu chiều cao công trình ở mức nào thì bóc các mã hiệu ứng với chiều cao đó. Ví dụ: Tòa nhà cao 20 tầng có chiều cao 70m thì toàn bộ các mã hiệu công việc sẽ > 50m. Mới đây trong Định mức 1091, Bộ xây dựng cũng đã một lần nữa nhắc lại “chiều cao quy định trong ĐM là chiều cao công trình”.
6, Phần giao nhau tính vào cấu kiện nào? Ví dụ: Dầm và cột, bê tông hay ván khuôn được tính vào phần nào?
Thực ra không có một quy định nào về việc phần giao nhau giữa các kết cấu được tính vào kết cấu nào. Vì vậy việc bóc vào đâu phụ thuộc vào quyết định của người thực hiện đo bóc. Tuy nhiên thường tâm lý của người lập dự toán thì tính vào đâu thuận lợi và nhanh nhất sẽ tính vào đó, tâm lý của người thi công thì tính vào đâu có lợi hơn dù trên thực tế khối lượng này không quá nhiều. Mình xin đưa ra một ví dụ so sánh để mọi người tham khảo:
-Bê tông cột sẽ cao hơn bê tông dầm (đến hàng chục nghìn 1m3)
-Tuy nhiên ván khuôn dầm lại cao hơn ván khuôn cột (mấy nghìn 1m2)